Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm thường gặp ở đường tiết niệu, bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, mà còn có những tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và những hậu quả khó lường. Vậy viêm đường tiết niệu uống thuốc gì thì tốt ? cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc ra sao? sau đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ để người bệnh có kế hoạch chữa trị kịp thời.
Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do nhiễm khuẩn gây viêm, bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, gặp ở mọi độ tuổi, trong đó dễ mắc bệnh hơn là ở nam giới.
Biểu hiện đặc trưng của viêm đường tiết niệu là tiểu khó, tiểu đau, tiết rắt… cụ thể là: Đi tiểu nhiều lần, liên tục buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít; Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, ngứa rát khó chịu; Đau âm ỉ vùng bụng dưới và phần lưng, bụng cảm giác nặng và luôn muốn đi tiểu ngay cả khi vừa đi xong; Nước tiểu đổi màu, tiểu rắt, và tiểu đau, tiểu buốt…; trường hợp nặng người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn ói…
Tuy nhiên chỉ có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh lý viêm đường tiết niệu qua xét nghiệm, nhằm loại trừ các biểu hiện mắc bệnh lý khác của cơ thể dẫn đến tự chữa bệnh sai cách, chữa không đúng thuốc, đúng bệnh.
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của thận, có thể dẫn đến viêm thận. Đây chính là căn nguyên dẫn đến chứng bệnh thận yếu và yếu sinh lý ở nam giới, giảm hẳn chất lượng và số lượng tinh trùng dẫn đến là gia tăng nguy cơ vô sinh ở nam nữ hiện nay.
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?
Viêm đường tiết niệu thường gây ra các triệu chứng sau: Đi tiểu buốt, nóng rát; Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần; Đau ở vùng bụng dưới; Sốt; Nước tiểu đục, có mùi hôi và đôi khi có máu…
Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu cần được làm xét nghiệm và điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh chuyên khoa đặc trị hoặc điều trị kết hợp thuốc Đông y.
Cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay là dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn. Phương pháp này hiện đang được áp dụng tại phòng khám Nam học Hà Nội, đã giúp chữa trị và điều trị cho hàng vạn bệnh nhân mắc bệnh, trong đó có những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, đã điều trị nhiều nơi không khỏi.
Một vài trường hợp nhất định sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc đông y, với thành phần chủ yếu có trong các loại thảo dược vừa giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu vừa mang lại hiệu quả bồi bổ sinh khí và trí lực cho cơ thể. Thời gian điều trị có thể kéo dài tuy nhiên có thể mang lại tác dụng trong lâu dài về sau.
Trong một số trường hợp, viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng viêm thận – bể thận, hẹp niệu đạo, nhiễm trùng máu…
Viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì?
Viêm đường tiết niệu không chỉ gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh mà còn có nguy cơ tái phát rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế câu hỏi bị viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì luôn là thắc mắc của nhiều người bệnh.
Vậy bị viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì? Lâu nay kháng sinh vẫn được sử dụng để điều trị trong các trường hợp viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên loại thuốc và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu.
- Viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ: Người bị viêm đường tiết niệu ở mức độ nhẹ có thể được kê đơn một số loại thuốc kháng sinh chuyên khoa liều nhẹ. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần và biến mất trong vòng một vài ngày sau điều trị. Tuy nhiên cũng có một số người bệnh cần sử dụng thuốc trong một tuần hoặc nhiều hơn.
- Viêm đường tiết niệu không biến chứng: xảy ra ở những người khỏe mạnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh từ 1 – 3 ngày. Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc trong bao lâu còn phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể và tiền sử bệnh tật.
Phương pháp dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau gây tê bàng quang và niệu đạo để giảm bớt đau rát khi đi tiểu. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần ngay sau khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Một tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau đường tiết niệu là nước tiểu bị đổi màu – cam hoặc đỏ.
Viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên: Với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo điều trị nhất định, chẳng hạn như:
- Sử dụng kháng sinh liều thấp, ban đầu trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Sử dụng kháng sinh sau khi quan hệ tình dục nếu viêm đường tiết niệu có liên quan đến quan hệ tình dục.
- Liệu pháp hormone nếu người bệnh là phụ nữ đã mãn kinh.
Viêm đường tiết niệu mức độ nặng: Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nghiêm trọng có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh viêm đường tiết niệu có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu như: uống nhiều nước, tránh các loại đồ uống gây kích thích bàng quang (cà phê, rượu, bia…), sử dụng miếng chườm nóng trên bụng để giảm bớt áp lực ở bàng quang gây khó chịu.